Vào “ngày đèn đỏ”, các bạn nữ thường phải đối mặt với nhiều vấn đề khó chịu như chuột rút, đau bụng, mùi hôi từ kinh nguyệt,... Kinh nguyệt có mùi không phải là vấn đề bất thường, tuy nhiên bạn cần hết sức lưu ý nếu kinh nguyệt có mùi hôi nghiêm trọng. Mùi cơ thể trong ngày đèn đỏ đến từ đâu? Làm thế nào để giảm bớt mùi cơ thể trong những ngày này? Bài viết dưới đây của APi Mùi cơ thể sẽ giúp bạn tìm hiểu về những nguyên nhân và giải pháp dành cho bạn
1. Nguyên nhân gây ra mùi cơ thể trong ngày đèn đỏ
Sự tăng cường tiết hormone estrogen
Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể của các bạn nữ sẽ có sự thay đổi rất lớn và đây chính là nguyên nhân gây ra mùi cơ thể trong ngày đèn đỏ. Đến “ngày đèn đỏ”, cơ chế tiết hormone có sự thay đổi đáng kể. Không chỉ vậy, tâm lý và cảm xúc của các bạn nữ cũng sẽ không ổn định.
Cụ thể, khi đến kỳ kinh nguyệt cơ thể sẽ tiết ra rất nhiều hormone estrogen, đặc biệt là trong giai đoạn trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu. Sự gia tăng tiết estrogen cũng sẽ thúc đẩy tuyến mồ hôi, tuyến tiết bã nhờn… hoạt động mạnh hơn. Kết quả là vào những ngày này cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ hôi và bã nhờn hơn. Đây là một trong số những nguyên nhân tạo ra mùi cơ thể trong ngày đèn đỏ.
Kinh nguyệt có mùi hôi
Kinh nguyệt là một hỗn hợp đặc dính của máu, các tế bào âm đạo và các mô niêm mạc tử cung bị đào thải ra ngoài. Trong kinh nguyệt có chứa máu tươi, bởi vậy có mùi giống như mùi sắt gỉ nhẹ là điều bình thường.
Bên cạnh đó, sau mỗi lần thay băng vệ sinh bạn cũng sẽ nhận thấy kinh nguyệt có mùi hôi nhẹ. Nguyên nhân là bởi vì kinh nguyệt đã được đào thải ra khỏi cơ thể và được lưu giữ trong băng vệ sinh trong nhiều giờ.
Về bản chất, mùi hôi mà bạn nhận thấy trong mỗi lần thay băng vệ sinh đến từ hoạt động của vi khuẩn. Khi kinh nguyệt tồn đọng trong băng vệ sinh quá 6 giờ hoặc qua đêm thì các tế bào hồng cầu sẽ dần dần bị phân hủy và vi khuẩn sẽ lấy đó làm môi trường để sinh sôi.
Ngoài ra, việc sử dụng băng vệ sinh cũng chính là một nguyên nhân khiến kinh nguyệt có mùi hôi. Khi bạn sử dụng băng vệ sinh, con đường lưu thông không khí từ ngoài vào vùng sinh dục sẽ bị chặn lại. Do đó, môi trường trong quần lót sẽ trở nên bí bách, ẩm ướt và nóng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra mùi cơ thể trong ngày đèn đỏ.
Một số bạn cho rằng có thể sử dụng tampon (băng vệ sinh dạng que) để khắc phục vấn đề này. Tuy rằng có thể giải quyết phần nào mùi hôi, nhưng tampon không có tác dụng diệt khuẩn. Do đó, khi lấy tampon ra bạn sẽ vẫn nhận thấy có mùi hôi.
2. Mẹo giảm mùi cơ thể trong ngày đèn đỏ dành cho bạn nữ
Nhiều bạn nữ luôn lo lắng rằng kinh nguyệt có mùi hôi sẽ rất dễ bị phát hiện a bởi những người xung quanh. Trên thực tế, điều này chỉ có thể xảy ra khi bạn đang phải đối mặt với một số vấn đề về sức khỏe khiến kinh nguyệt có mùi hôi nghiêm trọng.
Thông thường, kinh nguyệt chỉ có mùi hôi nhẹ và sẽ không dễ dàng bị phát hiện ra bởi những người xung quanh bạn. Vì vậy, nếu bạn giữ gìn vệ sinh vùng kín đúng cách trong những “ngày đèn đỏ” thì sẽ không cần phải lo lắng về vấn đề này. Sau đây là một số mẹo giúp chị em khử mùi cơ thể trong “ngày đèn đỏ”.
Thường xuyên thay băng vệ sinh
Trong 3 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu kinh thải ra là nhiều nhất. Do đó, nếu bạn không chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên thì vi khuẩn sẽ phát triển với tốc độ cực nhanh, dẫn đến mùi hôi và viêm nhiễm âm đạo.
Để không xảy ra tình trạng trên, bạn nên thay băng vệ sinh sau mỗi 3 – 5 giờ để giúp vùng kín được vệ sinh sạch sẽ, giảm mùi hôi từ kinh nguyệt và giảm nguy cơ bị viêm nhiễm.
Trong những ngày sau, khi lượng kinh nguyệt giảm bớt, nếu sử dụng băng vệ sinh hoặc tampon thì bạn cần thay sau 4 – 8 tiếng, nếu sử dụng cốc nguyệt san thì bạn cần thay sau 8 – 12 tiếng.
Tuy vậy, đó chỉ là lời khuyên trên lý thuyết, thời gian thay băng vệ sinh cần được điều chỉnh linh hoạt dựa trên lượng kinh nguyệt, thời tiết và kế hoạch trong ngày của bạn. Hãy đảm bảo thay trước khi băng vệ sinh đầy để tránh kinh nguyệt bị rò rỉ ra quần áo.
Bên cạnh đó, khi thay băng vệ sinh bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Rửa sạch tay trước và sau khi thay băng vệ sinh, tampon hoặc cốc nguyệt san nhằm tránh phát tán vi khuẩn.
- Sử dụng giấy để bọc kỹ băng vệ sinh hoặc tampin đã sử dụng trước khi vứt vào thùng rác.
- Nếu bạn sử dụng cốc nguyệt san thì cần vệ sinh và bảo quản sau mỗi lần sử dụng đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Ngoài ra, bạn chỉ cần sử dụng một miếng băng vệ sinh qua đêm là đủ, ngoại trừ trường hợp bạn ngủ trên 12 tiếng hoặc gặp phải tình trạng rong kinh.
Không sử dụng băng vệ sinh chứa hương liệu
Có thể bạn cho rằng băng vệ sinh chứa hương liệu sẽ “át” được mùi hôi từ kinh nguyệt và vùng kín trong những “ngày đèn đỏ”. Tuy nhiên, băng vệ sinh chứa hương liệu lại chính là tác nhân gây ra mất cân bằng pH của môi trường âm đạo.
Mất cân bằng pH sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm men hoặc vi khuẩn sinh sôi với tốc độ nhanh chóng, tạo thành viêm nhiễm và gây mùi. Vì thế, bạn chỉ nên sử dụng băng vệ sinh có tính thấm hút tốt và không chứa hương liệu.
Không sử dụng giấy chứa cồn hoặc hương liệu để vệ sinh vùng kín
Một số bạn gái có thói quen sử dụng khăn ướt để vệ sinh vùng kín vì cho rằng khăn ướt sạch và khi sử dụng đem lại cảm giác mát sảng khoái. Tuy nhiên, các bạn không hề biết rằng khăn ướt có chứa cồn hoặc hương liệu và khi sử dụng có thể làm mất cân bằng môi trường pH trong vùng kín.
Bên cạnh đó, khả năng làm sạch và kháng khuẩn của khăn ướt cũng vô tình loại bỏ luôn cả những vi khuẩn có lợi. Sự mất cân bằng hệ vi khuẩn cũng tăng cao tỷ lệ viêm nhiễm âm đạo, gây ra mùi hôi “khó chịu” ở vùng kín.
Dọn bớt lông ở vùng kín
Trong những ngày “rụng dâu”, kinh nguyệt và mồ hôi có thể sẽ dính vào lông ở vùng kín và gây ra mùi hôi. Chính vì vậy, bạn nên “dọn bớt” lông ở vùng kín để giảm bớt đi mùi hôi.
Lưu ý rằng bạn chỉ cần cắt tỉa một chút chứ không nên “dọn sạch”, bởi làn da ở vùng kín rất nhạy cảm và rất dễ bị kích ứng, đặc biệt là vào những ngày hành kinh.
Vệ sinh vùng kín thường xuyên và đúng cách
Khi đang trong kỳ “rụng dâu” bạn không nên sử dụng các loại nước hoa vùng kín bởi chúng có chứa hương liệu và sẽ làm mất cân bằng môi trường pH. Một lưu ý nữa là bạn không nên sử dụng xà bông để tẩy rửa hoặc thụt rửa để tránh làm tổn thương vùng kín. Để giảm mùi hôi, bạn chỉ cần tắm rửa sạch sẽ và sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín là được.
Sử dụng quần chip phù hợp
Vào “ngày đèn đỏ”, hãy sử dụng những chiếc quần chip phù hợp, khiến bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Bạn nên lựa chọn quần chip có kích cỡ vừa vặn, không quá chật, không khiến bạn cảm thấy bí bách.
Bên cạnh đó, hãy chọn những chiếc quần chip được làm từ chất liệu mềm mại (chẳng hạn như cotton), co giãn tốt và có khả năng thấm hút. Mặc quần quá chật sẽ khiến vùng kín bí bách, ra nhiều mồ hôi và gây ra mùi cơ thể.
Bạn cũng nên dự phòng quần chip khi ra ngoài, nhất là trong những ngày nhiều kinh nguyệt. Ngoài ra, trong những ngày hành kinh bạn không nên mặc quần bò hoặc quần legging bó sát. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng xịt Bikini để có hương thơm độc đáo và khác biệt.
Ăn nhiều sữa chua và hạn chế thực phẩm nhiều đạm
Thực phẩm chứa nhiều đạm và chất béo là những thứ “đại kỵ” trong thời kỳ hành kinh. Trong những ngày này, bạn nên ăn các loại cây họ đậu, rau xanh, hoa quả và đặc biệt là sữa chua.
Trong sữa chua có chứa hàm lượng lớn vi khuẩn lactobacillus – một loại vi khuẩn có tác dụng cân bằng và duy trì môi trường pH ổn định, từ đó giúp loại bỏ mùi hôi ở vùng kín. Bên cạnh sữa chua thì nước ép việt quất, nước ép dứa… cũng có tác dụng làm giảm mùi cơ thể trong thời kỳ hành kinh.
Như vậy, sự tăng tiết mồ hôi, chất nhờn và kinh nguyệt chính là những nguyên nhân chủ yếu gây ra mùi cơ thể trong ngày đèn đỏ. Để hạn chế mùi cơ thể, bạn cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ và đúng cách, thường xuyên thay băng vệ sinh và sử dụng quần áo rộng rãi, thoải mái. Bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống, không nạp vào cơ thể chất béo, chất đạm và ăn thêm nhiều sữa chua. Theo dõi các bài viết khác liên quan đến mùi cơ thể trong chuyên mục tin tức nhé!